Bán bánh mì cần chuẩn bị gì? Kinh nghiệm bán bánh mì
Bạn đang có ý tưởng và chuẩn bị để mở một tiệm doanh bánh mì? Tuy nhiên có quá nhiều thông tin, yêu cầu khiến bạn bối rối và không biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng! Ngoctan sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bán bánh mì cần chuẩn bị gì cùng rất nhiều kinh nghiệm xuất phát từ thực tế.
Tại sao nên lựa chọn kinh doanh bánh mì?
Những chiếc xe di động hay tiệm, lò, hàng bánh mì hiện nay xuất hiện ở mọi nơi và đang trở thành xu hướng kinh doanh khá “hot hit”. Với số vốn bỏ ra không cần quá cao nhưng lợi nhuận từ việc kinh doanh bánh mì đang trở thành xu hướng nhiều người lựa chọn với kỳ vọng khá lớn. Kinh doanh bánh mì vốn ít lời nhiều có thật “như lời đồn”? Cùng Ngoctan tìm hiểu ngay ưu điểm khi bán bánh mì nhé:
- Vốn ít không còn là nỗi lo: Kế hoạch mở tiệm bán bánh mì theo quy mô, hình thức nào luôn phụ thuộc vào nguồn vốn ban đầu của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lo lắng khi kinh doanh bánh mì vì vốn ban đầu không quá lớn, việc đầu tư hợp lý có kế hoạch chỉn chu sẽ giúp đảm bảo nguồn vốn phù hợp.
- Về lợi nhuận: Bánh mì món ăn bình dân, quen thuộc luôn rất hấp dẫn, đa dạng về hương vị, phù hợp cho cả bữa ăn sáng – trưa và tối, đêm. Chính vì thế, việc kinh doanh bánh mì có thể nhận thấy lợi nhuận thực tế theo ngày, vốn không quá lớn, lợi nhuận ổn định và hiệu quả.
- Về khâu chuẩn bị và thời gian: Việc chuẩn bị và các khâu chế biến bánh là vô cùng đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, phức tạp. Đây cũng được xem là một ưu điểm được đánh giá cao với loại hình kinh doanh bánh mì này.
Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?
#1. Chi phí kinh doanh (Vốn ban đầu)
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để mở được một tiệm bánh mì thì không thể không có vốn đầu vào hay còn gọi là chi phí. Chi phí ở đây bạn sử dụng để chuẩn bị những yếu tố cơ bản nhất và cần thiết cho quán của bạn. Vậy chi phí bao nhiêu là đủ?
Chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ quy mô kinh doanh, địa điểm mặt bằng, sản phẩm, công cụ…Tuy nhiên nếu bạn muốn mở tiệm bánh mì nhỏ, đơn giản thì chi phí sẽ không quá lớn.
Tóm lại với những thông tin đã cung cấp, Ngoctan đưa ra một số vốn cụ thể, đó chính là mở quán bánh mì chỉ cần dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng. Một số vốn hợp lý và tiết kiệm so với những mô hình kinh doanh khác hiện nay. Như vậy bạn cần có kế hoạch dự trù chi phí kinh doanh ban đầu mang tính chất thực tế, phù hợp với loại hình kinh doanh mong muốn.
#2. Mặt bằng và địa điểm kinh doanh
Để có thể đáp ứng được tiêu chí về mặt bằng và địa điểm kinh doanh bánh mì lý tưởng, phù hợp bạn cần cân nhắc về một số tiêu chí cơ bản sau:
- Vị trí “đắc địa”: các vị trí gần với khu dân cư, chung cư đông người sinh sống, bệnh viện, trường học, bến xe nhà ga … những địa điểm này sẽ là sự lựa chọn ưu tiên số 1. Tất nhiên phải tránh xa các địa điểm xa trung tâm và hẻo lánh.
- Không gian thoáng đãng, rộng rãi, sạch sẽ để khách hàng có thể có được những ấn tượng và trải nghiệm tốt về cả vị giác và thị giác.
- Giá thuê phù hợp, các chi phí dịch vụ ổn, không quá đắt và trong dự trù chi phí ban đầu của bạn.
Ngoài ra mặt bằng kinh doanh chắc chắn còn phụ thuộc vào hình thức kinh doanh của bạn. Hiện nay có một số “kênh” kinh doanh khác mà bạn có thể tham khảo là:
- Mở địa điểm cơ sở kinh doanh cố định, có mặt bằng.
- Hình thức bán hàng, kinh doanh online.
- Kinh doanh hàng rong, xe đẩy, vỉa hè, lề phố, xe bánh mì di động….
#3. Chuẩn bị công thức “chất lượng”
Muốn mang lại thành công, hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng bánh mì thì không gì có thể giúp bạn tốt hơn việc có một sản phẩm ngon và chất lượng. Tất nhiên bí quyết nằm ở chính công thức làm bánh mì chuẩn vị, thơm ngon và nếu có sự đặc biệt sẽ càng thu hút.
Và hiện nay, để có được cho mình một công thức làm bánh mì ngon, hấp dẫn thực sự không phải việc quá khó. Khi mà bạn có thể tìm trên các phương tiện truyền thông như google, youtube, facebook,… Hoặc bạn có thể tìm học tại các trung tâm dạy làm bánh mì, các lớp học nấu ăn để tìm ra “bí quyết”.
Yếu tố về vệ sinh an toàn toàn thực phẩm và nguồn nguyên liệu đầu vào “sạch”, giá tốt, nguồn cung ứng lâu dài chắc chắn cũng rất cần được quan tâm.
#4. Thiết bị phục vụ
Sau khi đã có vốn, tìm được địa điểm và công thức, bạn cần sắm sửa các vật dụng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc, cụ thể:
- Xe bánh mì: là vật dụng đầu tiên bạn cần có khi đang cân nhắc bán bánh mì, nhất là với hình thức kinh doanh lưu động. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại xe, bạn cần chọn xe có thiết kế thông minh, khung xe có hình hộp, chia làm nhiều ngăn, chắc chắn và rộng rãi.
- Máy kẹp nóng bánh mì: Không ai muốn thưởng thức món bánh mì nguội, vì vậy một chiếc máy kẹp nóng bền đẹp, dễ dàng sử dụng và an toàn là rất cần thiết.
- Các thiết bị, dụng cụ nhà bếp và bao bì khác….
Để giúp cho những chiếc bánh mì được bán ra đảm bảo vệ sinh, luôn nóng hổi và hấp dẫn khi đến tay khách hàng, bạn cần phải chuẩn bị trang thiết bị tốt. Cùng tham khảo ngay giá của các sản phẩm này trên thị trường:
- Xe bánh mì : 6.000.000 – 14.500.000 (VNĐ)
- Máy làm nóng bánh mì : 950.000 – 6.000.000 (VNĐ)
Những khó khăn có thể gặp phải và cách khắc phục
Để khắc phục và vượt qua những khó khăn ban đầu thì bạn cần biết được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải, đối mặt trong kinh doanh bánh mì là gì. Và có thể kể ra một số khó khăn thường gặp, nhất là trong giai đoạn đầu như sau:
- Khó khăn trong việc tìm địa điểm kinh doanh phù hợp, đáp ứng tiêu chí đẹp, thuận lợi, vị trí tạo điều kiện kinh doanh với giá thành tốt nhất cho bạn.
- Khó khăn đó là ngay từ kế hoạch ban đầu bạn chưa biết chuẩn bị những gì, trang thiết bị như thế nào, nguyên liệu làm bánh mì với nguồn nhập chất lượng, giá thành phù hợp.
- Làm sao để làm ra được những chiếc bánh mì thơm ngon chuẩn đúng điệu, thu hút được sự quan tâm, phù hợp với khẩu vị của phần lớn khách hàng.
- Làm thế nào để mang được sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng hơn. Khó khăn này xuất phát từ yếu tố cạnh tranh thị trường, đòi hỏi cửa hàng của bạn phải có giải pháp kinh doanh hiện đại, không tụt hậu và phù hợp với thị trường.
Cách đơn giản giúp khắc phục tất cả những khó khăn có thể gặp phải trong kinh doanh bánh mì đó chính là xây dựng kế hoạch chi tiết và phù hợp với thực tế. Các thông tin tham khảo và sự hỗ trợ tư vấn từ những người đã có kinh nghiệm sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn.
Bên cạnh đó, quá trình thực tế làm và rút kinh nghiệm sẽ mang đến những “bài học” để cải thiện và nâng cao chất lượng kinh doanh. Một giải pháp đơn giản hơn để giải quyết tất cả những khó khăn đó chính là hợp tác, cùng đầu tư hoặc “nhượng quyền” từ chuỗi bánh mì có tiếng nhé.
Vậy là bài viết vừa rồi của Ngoctan đã giúp các quý khách hàng làm rõ hơn xem bán bánh mì cần chuẩn bị gì? Hy vọng đó sẽ là những thông tin cần thiết , hữu ích và chúc bạn sớm mở được một tiệm bánh mì kinh doanh hồng phát nhé!
Nguồn: https://chacanhatrangngoctan.com/tin-tuc/ban-banh-mi-can-chuan-bi-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét