Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ khô thành công ít người biết
Mở cửa hàng bán đồ khô đang trở thành ngành nghề kinh doanh được nhiều người đặc biệt quan tâm. Với mong muốn giúp bạn dễ dàng chạm tay đến thành công, chacanhatrangngoctan xin chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng được đúc kết từ thực tiễn trải nghiệm.
Góc nhìn tổng quan trước khi mở cửa hàng bán đồ khô
Không chỉ riêng mở cửa hàng bán đồ khô mà trước khi tiến hành kinh doanh bất kỳ mặt hàng, ngành hàng nào, bạn cũng cần có tư duy chiến lược và am hiểu sơ lược về những vấn đề liên quan chính sách thuế, xuất hóa đơn, đăng ký hóa đơn đối với cửa hàng kinh doanh vừa và lớn…
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng bức tranh tổng thể trước khi kinh doanh như: Đặt tên cửa hàng, chuẩn bị vốn, vấn đề thuê cửa hàng, đóng thuế, làm thủ tục đăng ký kinh doanh… sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Sau đây, chacanhatrangngoctan sẽ đi sâu chi tiết về những vấn đề bất kỳ người kinh doanh nào cũng cần nắm rõ trước khi đặt những “viên gạch” đầu tiên trên bước đường tự làm chủ cuộc đời mình.
Lập kế hoạch kinh doanh trước khi mở cửa hàng bán đồ khô
Trước khi mở cửa hàng bán đồ khô, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình. Để làm được điều này, chúng ta cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, bao gồm: Mặt hàng, chủng loại hàng, chi phí, phương hướng kinh doanh.
Ví dụ, bạn cần xác định các mặt hàng hải sản khô nào đang hút người tiêu dùng. Địa chỉ nào nhập hàng hải sản khô chất lượng, giá cả hợp lý.
Ngoài việc tự tìm hiểu thông tin trên Internet, xây dựng các phương án kinh doanh đơn giản, bạn cần tham khảo thêm kinh nghiệm bán hàng hải sản khô từ người đi trước hoặc đối thủ.
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để bạn mở cửa hàng bán đồ khô thành công. Vậy nguồn vốn cần chuẩn bị bao nhiêu là đủ để tiến hành kinh doanh?
Trên thực tế, tùy theo mô hình, điều kiện của từng người mà nguồn vốn này sẽ linh động khác nhau. Nguồn vốn sẽ tùy thuộc vào quyết định kinh doanh quy mô lớn hay nhỏ, có cần thuê mặt bằng làm cửa hàng hay không.
Nhìn chung, rất khó để xác định được con số chính xác về nguồn vốn. Thông thường, một cửa hàng bán hải sản khô sẽ cần tối thiểu từ 50.000.000 VND đến 100.000.000 VND.
Tìm ý tưởng, đặt tên cho cửa hàng bán đồ khô
Sau đây đã xác định nguồn vốn ổn thoả, bước tiếp theo, bạn hãy suy nghĩ ra tên thương hiệu cho cửa hàng đồ khô của mình. Việc đặt tên cửa hàng không chỉ đơn thuần đặt theo tùy thích cá nhân mà cần tuân thủ những quy định sau đây.
- Tên cửa hàng không đặt trùng lặp với những cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp Huyện.
- Tên cửa hàng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hoá
- Tránh chọn từ ngữ không phù hợp thuần phong mỹ tục để làm tên cửa hàng.
>>> Tìm hiểu chi tiết quy định: Tại đây!
Tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh
Bạn cần xác định rõ ràng, chi tiết ngành nghề mà mình cần đăng ký kinh doanh là gì. Bởi vì, chỉ khi ngành nghề đăng ký phù hợp thì bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định. Ngược lại, nếu đăng ký sai ngành nghề, bạn sẽ không thể tiến hành hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật.
Tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật
Khi quá trình đặt tên cửa hàng hoàn tất, bạn cần tiến hành làm thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh. Bởi vì nếu không hoàn thành giấy phép kinh doanh thì cửa hàng sẽ không thể đi vào hoạt động hợp pháp được.
Bạn có thể áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng. Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Giấy CMND bản sao công chứng còn hiệu lực của chủ cửa hàng.
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn cần chúng đến nộp tại Ủy ban nhân dân cấp Quận/ Huyện – Nơi cửa hàng đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, sau khoảng 5 ngày, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo lý do cụ thể cho bạn biết lý do và đường hướng giải quyết phù hợp.
Thuê cửa hàng bán đồ khô ở vị trí “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
Không phải ai cũng may mắn có sẵn mặt bằng hay địa điểm kinh doanh thuận lợi. Địa điểm kinh doanh cửa hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn, mở cửa hàng bán đồ khô.
Bạn hãy lựa chọn thuê cửa hàng có mặt bằng rộng, ở ngay đường lớn hoặc khu vực trung tâm, gần khu dân cư hoặc chợ. Đây là những vị trí đắc địa, dễ dàng hút khách hàng hơn những khu vực khác.
Đóng thuế cho cửa hàng bán đồ khô
Sau khi cửa kinh doanh đồ khô khi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu và đóng đầy đủ các loại thuế như:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế môn bài
Lưu ý: Nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế nêu trên.
Trên đây là bức tranh toàn diện về kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ khô dành cho người mới tập tành kinh doanh. Hy vọng với bài viết hữu ích này sẽ giúp ích cho bạn trong con đường tự làm chủ vận mệnh cuộc đời mình.
Nguồn: https://chacanhatrangngoctan.com/tin-tuc/mo-cua-hang-ban-do-kho/
Nhận xét
Đăng nhận xét